Thuật nhiếp ảnh panorama là là quá trình chụp một khung cảnh cực rộng trong chỉ một bức hình duy nhất bằng cách sử dụng thiết bị đặc biệt, hoặc phần mềm chuyên dụng. Bài viết này sẽ tìm hiểu về cách tạo ra một bức ảnh panorama của riêng bạn với phần mềm Adobe Photoshop, cùng máy ảnh, ống kính bình dân.
Panorama
Thuật ngữ "panorama" xuất hiện những năm 1780 và được đặt tên bởi Robert Barker, khi ông sử dụng để mô tả một kỹ thuật được phát minh trước đó khi vẽ một bức tranh ở trong lòng một ống trụ lớn, đem đến góc nhìn ảo 360 độ khi đứng ở tâm ống trụ ấy.
Không có ranh giới rõ ràng giữa nhiếp ảnh góc rộng và nhiếp ảnh panorama, nhưng thường thì người ta công nhận ảnh panorama chụp được tương đương góc nhìn của hai mắt con người, hoặc ít hơn một chút. Mục đích của ảnh panorama là chụp được toàn bộ khung cảnh hơn là chỉ một góc nhỏ của nó. Vì lí do này, đó là một kỹ thuật ưa thích của những người chụp ảnh phong cảnh.
|
Photo by Starka-Snap |
Ngoài những ống kính panorama chuyên dụng, bạn hẳn đã từng thấy điều mà những ống kính mắt cá (fisheye) làm được, hút hết toàn bộ thế giới xung quanh nó và bóp méo thành một khối tròn. Thường được sử dụng khi chụp lướt ván và những môn thể thao mạo hiểm khác, ống kính fisheye là bước khởi đầu để thu được toàn bộ khung cảnh và bức hình trong khi vẫn giữ được khoảng cách gần với đối tượng.
|
Photo by Stig Nygaard |
Thuật nhiếp ảnh panorama thực thụ, tuy nhiên, lại không bóp méo toàn bộ bức hình nhiều như ống kính fisheye. Trong khi fisheye mở rộng góc nhìn theo phương dọc lẫn phương ngang, thường thì panorama lại chỉ mở rộng ảnh theo phương ngang. Tất nhiên phong cảnh không phải là đối tượng duy nhất của thể loại nhiếp ảnh này, tất cả những con chim quần tụ xung quanh hồ trong bức tranh trên là một ví dụ hoàn hảo cho rằng hoàn toàn có lí do để người ta chụp ảnh panorama.
Tạo ảnh panorama của riêng bạn
Nếu bạn đi ngang một địa điểm nào mà bạn cảm thấy rằng nó cực kỳ thích hợp cho một tấm ảnh panorama, khi đó, bạn có thể tạo ra bức ảnh panorama ấy dù bạn đang dùng máy ảnh gì hay ống kính gì. Điều bạn cần duy nhất là khung cảnh bạn muốn chụp lại phải đứng yên. Bạn cũng sẽ phải đứng một chỗ và chụp nhiều bức ảnh khác nhau, đảm bảo rằng sẽ không có nhiều sự dịch chuyển trong khung hình của chúng ta.
Bước 1
Điều đầu tiên bạn cần làm là tìm một địa điểm thích hợp để đứng và chụp từ đó ra. Những gì bạn sẽ làm là đứng ở một chỗ duy nhất, chụp ảnh bắt đầu từ một góc và chuyển sang những góc máy khác. Một cách tốt hơn là bạn nên dùng một cái tripod để làm điểu này và xoay nó xung quanh trục khi chuyển góc máy, tuy nhiên điều này không cần thiết lắm. Cách khác, bạn cần một chỗ đủ không gian để bạn quay một vòng và góc nhìn của bạn không bị che chắn.
Đây là chỗ tôi đã đứng trong một chuyến đi gần đây.
|
Photo by JohnONolan |
Bước 2
Bây giờ việc bạn cần làm là chụp tất cả những bức ảnh sẽ làm nên bức panorama của bạn. Cách đơn giản nhất là bắt đầu từ bên trái, và chọn ra một vùng đất bên phải khung hình. Chụp, sau đó di chuyển góc máy ảnh để vùng đất đó nằm bên trái khung hình, để về vùng đất mới bên phải khung hình. Lại chụp, và cứ thế tiếp tục. Điều này đảm bảo rằng các bức ảnh bạn chụp sẽ lợp lên nhau mà không để lộ ra bất cứ khoảng trống nào.
Chú ý cách bạn đang đứng, và cố gắng giữ độ cao máy ảnh và di chuyển góc máy theo đúng phương ngang.
Dưới đây là những bức ảnh tôi chụp tại địa điểm trên, bạn sẽ thấy những khoảng lợp lên nhau của các bức hình nối tiếp nhau là khá lơn. Thực tế thì bạn không cần phải lợp nhiều quá, nhưng dù sao vẫn luôn tốt hơn khi cẩn thận như vậy. Lợp nhiều còn hơn lợp không đủ (có khoảng trống)
|
Photo by JohnONolan |
Bước 3
Bước tiếp theo là xử lý hậu kỳ những bức ảnh trong loạt ảnh của bạn, nhớ rằng bằng phải xử lý chúng cùng một cách với những thông số giống nhau, nếu không thì khi ghép lại chúng sẽ không khớp nhau. Chức năng Action trong Photoshop là một giải pháp nhanh gọn lẹ và hiệu quả trong trường hợp này.
|
Photo by JohnONolan |
Bước 4
Mở Adobe Photoshop lên (CS3 trở lên). Đảm bảo rằng bạn không mở bất cứ file nào khác trong Photoshop, sau đó vào menu File > Automate > Photomerge. Bạn có thể thử nhiều chế độ trộn hình khác nhau, tuy nhiên chế độ Auto thường được sử dụng nhất.
Đi đến thư mục chứa những bức ảnh đã được xử lí và thêm chúng vào hộp thoại.
|
Photo by JohnONolan |
Bước 5
Click OK, sau đó đợi vài phút để Photoshop xử lý. Và đây là kết quả:
|
Photo by JohnONolan |
Bước 6
Dùng Crop tool (C) để cắt phần khung hình hoàn chỉnh mà bạn cần.
|
Photo by JohnONolan |
Kết quả:
Thế là bạn đã hoàn thành một bức ảnh panorama của riêng mình bằng cách kép nhiều ảnh lại với nhau, độ phân giải của mỗi bức ảnh con đều được bảo toàn, do đó nếu in bức panorama này ra, kích cỡ của nó sẽ làm bạn ngạc nhiên.
EmoticonEmoticon