Trước khi trở thành triệu phú, ông chủ gà rán KFC đã có cuộc đời “không thể đen hơn” thế này đây

Trước khi trở thành triệu phú, ông chủ gà rán KFC đã có cuộc đời “không thể đen hơn” thế này đây




KFC – một tên tuổi quá quen thuộc với các gia đình Việt Nam, gây nhớ thương bởi những miếng gà giòn tan trong miệng với bí quyết ướp tẩm đặc biệt.

Và nếu như là fan của hãng gà rán này thì chắc chắn không ai không biết hình ảnh của nhà sáng lập KFC – một ông lão râu tóc bạc phơ, mũm mỉm với nụ cười thân thiện.

Nhưng bạn biết không, đằng sau nụ cười dễ mến yêu đời ấy – chứa cả cuộc đời xám xịt tưởng chừng không lối thoát trong 60 năm. Và thành công chỉ đến khi ông gần đất xa trời.

Harland Sanders – người sáng lập ra KFC đã từng là một cậu bé hạnh phúc ở xứ sở cờ hoa đến 5 tuổi, cha cậu qua đời và cuộc đời cô đơn cùng những tháng ngày buồn mở ra.

Ở độ tuổi 16 nhiều hoài bão và ước nguyện cậu đã bỏ học để bươn chải cuộc sống mưu sinh để phụ giúp gánh nặng cho mẹ nuôi hai đứa em đang tuổi ăn tuổi lớn.

Và thật không may khi một năm sau, Sanders lại mất việc.

Nhưng cùng lúc ấy một tình yêu mới mãnh liệt đã cứu vớt cuộc đời cậu trai trẻ khi Sanders gặp và yêu Claudia Price cùng một đám cưới đầy hanh phúc vào năm 18 tuổi.

Cũng từ đây, thất bại lần lượt của cuộc đời liên tiếp vồ vập lấy Sanders và tưởng chừng như ông không thể nào vượt qua được.

Việc trở thành cha ở độ tuổi 19 và cố gắng tìm kiếm một việc làm để chi trả cho cuộc sống thường ngày là một áp lực với nhà sáng lập KFC.

Trong suốt những tháng ngày lập gia đình, Sanders đã cố gắng để trở thành trụ cột với sự chăm lo cho tổ ấm của mình.

Nhưng vận đen luôn đeo đuổi ông, làm ở đường sắt thì bị đuổi, xin gia nhập quân đội lại không đủ tư cách và đến cả công việc bán bảo hiểm đơn giản cũng không hề mỉm cười với ông.

20 tuổi, một lần nữa người đàn ông ấy lại mất tất cả, vợ đệ đơn li hôn, giành quyền nuôi đứa con gái mà ông hết mực yêu quý.

Cả thế giới như chống lại Sanders, công việc cũng từ chối ông nhưng ông không bỏ cuộc.

Vẫn tiếp tục cố gắng bằng một công việc trong quán cà phê, nấu ăn và rửa chén…với ước mong duy nhất có thể hội tụ cùng gia đình, có thể được nuôi nấng lại cô con gái bé bỏng.

Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn đến tuổi 65 – độ tuổi về hưu nhưng Sanders vẫn chưa có thành tựu riêng nổi bật gì cho mình.

Lần đầu tiên nhận tiền trợ cấp thất nghiệp, chỉ vỏn vẹn 105 đô la, ông đã nghĩ đến việc tự tử, vì không thể sống ở xứ sở phù hoa với đồng lương hưu ít ỏi đấy.

Ông đã mất tất cả rồi, công việc, gia đình… và tiền hưu thì cũng không thể nuôi nổi bản thân, vậy cuộc sống này còn điều gì để luyến tiếc?

Và một vài phút suy tư trước khi ra đi, ông chủ của KFC đã viết những dòng đời về bản thân, về thất bại, về thành tựu đã đạt được trong đời…

Bỗng một suy nghĩ vụt qua “Không, mình không hoàn toàn thất bại” khi ông nhớ lại hương vị những món ăn mà ông đã làm trong quán cà phê.

Ông đã gửi hết tình yêu ẩm thực vào đấy, với sự kết hợp biến hóa hoàn hảo của những gia vị để làm nên món gà rán nức lòng tất cả các vị khách, và tại sao lại không thử làm lại cuộc đời với “điều khiến mình tự hào nhất”?

Nghĩ là làm, ông liền mượn thêm 87 đô la cộng với 105 đô tiền lương hưu và bắt đầu phi vụ làm ăn đầu tiên với món gà rán.

Ông chiên gà với gia vị độc đáo được trộn lẫn từ 10 hương liệu bí mật của mình và bắt đầu gõ cửa từng nhà hàng xóm để rao bán.

Thành công ngoài sức mong đợi, món gà của Sanders nhận lại được các phản hồi rất ngon và tiếng lành đồn xa, Sander tiếp tục kết hợp thêm gia vị thứ 11 để cho ra “miếng gà rán ngon nhất”.

Trời không phụ lòng người, ở độ tuổi 88 Harley Sanders đã trở thành triệu phú nước Mỹ.

Bạn thấy đấy, ngay cả người sáng lập KFC cũng có một cuộc đời đen tối và quyết định tự tử ở tuổi 65, chính vì thế nếu thành công chưa mỉm cười với bạn, đừng quá khe khắt, hãy ngồi lại và ngẫm nghĩ mình giỏi nhất việc gì rồi từ đó cải thiện bản thân.

Cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra, cái chính là ta có chịu đi gõ cửa hay không thôi.

ĐI THI THÔI MÀ!

ĐI THI THÔI MÀ!


Tác giả: Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

ĐI THI THÔI MÀ!

1. Khi vô phòng thi, tìm một thằng nào đẹp trai nhứt/ một bé nào xinh xắn nhứt trong phòng thi để ngắm...lấy động lực. Tưởng tượng cảnh người ấy và mình học cùng lớp trong tương lai để lấy khí thế

2. Đừng tưởng tượng cảnh thi rớt, quên bài... mà thay vào đó là cảnh háo hức biết đề thi, gặp nhiều bạn mới (biết đâu chừng đợt này hết FA), cảnh dạo chơi vùng đất mới...

3. Nên tìm hiểu trước đường đi, thăm dò chỗ ăn uống gần điểm thi. "Có thực mới vực được não" nghen. Ngày thi là ngày bà não phải ở đỉnh cao phong độ, bả mới tư duy rành mạc!

4. Một võ sĩ quyền anh sẽ giữ sức khỏe khi đánh trận chung kết. Anh ấy không thức tới 4h sáng và 7h thi đấu.

5. Vấn đề của bạn là tránh quên kiến thức 3 năm qua chứ ko phải nhồi thêm kiến thức trong vài ngày.

6. Nên mang theo một chai nước suối đã lột sạch nhãn, để ở trước cửa phòng, thỉnh thoảng xin ra uống. Uống nước sẽ giúp trấn an tốt, cũng là cách để "làm mát não" và "hạ nhiệt tim".

7. Đầu buổi thi có gần 30 phút ngồi đợi trước khi mở đề nên hãy chuẩn bị sẵn vài câu hỏi vui để giao lưu với thầy cô, quay sang mỉm cười dễ thương làm quen với đứa ngồi bên cạnh để tâm lý thư giãn nhé

8. Giám thị nhiều, quy trình khắc khe là giúp cuộc thi công bằng! Thực ra họ là những "Thiên thần hộ vệ" của thí sinh đấy! Năm nào thầy cũng làm giám thị mà

9. Đề khó là sẽ khó với hầu hết mọi người, không chỉ với riêng mình. Cho nên ta chỉ việc là làm hết sức.

10. Đa số thí sinh hồi hộp lo sợ là vì không thể nhớ hết tất cả các bài cần nhớ, sợ mình sẽ quên điều gì đó khi thi. Thực ra đừng quá cầu toàn, chẳng ai có thể nhớ tất cả những gì mình đã học.

11. Hãy tìm cho mình một "điểm tựa tâm lý" - tức một người mà mình sẽ vô cùng yên tâm ấm áp khi nghĩ về, hoặc một cảnh tượng mà mình sẽ vô cùng vui vẻ hứng thú khi nhớ đến.

12. Khi làm bài, đừng quan tâm mấy thí sinh khác. Ai xin giấy nhiều chưa chắc đã giỏi, ai ra về sớm chưa chắc là làm được hết.

13. Khi có sự cố: muốn đi vệ sinh, đau bụng, bị thí sinh khác quấy rối... cứ mạnh dạn giơ tay nhờ các "Giám thị thiên thần" giúp đỡ nhé!

14. Nên đem theo nhiều bút để dự phòng, mặc bộ áo mình ưng ý nhất, mang đôi giày đẹp nhất... để thấy mình cũng oách, cũng hấp dẫn, cũng tự tin ra dáng chứ bộ!

15. Bộ video vui động viên tinh thần sĩ tử mùa thi:
Sĩ tử nào đang chán học thì coi cái này: http://bit.ly/293gtOS
Ai đang học nhiều căng thẳng mệt não thì có cái này: http://bit.ly/293NHgw
Ai đang bị "bệnh làm biếng" thì thuốc đây: http://bit.ly/291LVuO

Chúc các thí sinh thi cử ngon lành cành đào hết nhá !

Vấn vương mùa hạ!


Ta khép lại những hồn thơ mười bảy  
Thưở loay hoay tà áo trắng bên thềm    
Thưở mộng mơ... thời phượng hồng ngày ấy 
Chợt hiện về... bao nổi nhớ dịu êm. 

Mùa Hạ đến như chạm vào ký ức 
Tiếng ve kêu rộn rã góc sân trường
Chút kỉ niệm làm lòng ta thổn thức  
Đã qua rồi hư ảo những mùa thương. 

Giờ nhớ lại những vần thơ thưở ấy... 
Góp nhặt nổi buồn vụn dại của ngày xưa 
Thưở dầm mưa... tóc ướt  xõa lưa thưa...
Gợi nổi nhớ cơn mưa mùa hạ đến.

Thắm một trời... nhớ thầy cô thương mến...!
Nhớ bạn bè... thưở đến lớp xôn xao...
Thưở cắp sách... của một thời se tà áo...
Ngốc ngếch đến lạ thường xao xuyến thấy mà thương...

Hạ lại đến ta cúi nhặt cành hoa phượng
Nhớ mãi thầy cô... một tình thương độ lượng...
Chắp cánh ươm mầm cho ta những ước mơ
Để kỉ niệm... giờ lại  hóa thành thơ trong lòng tôi không thể tắt...


Tiếc...!


Liên hoan cuối năm đứa nào cũng khóc
Ghi ta buồn gảy điệu chia ly
Riêng mỗi tớ cố tình... cười sằng sặc
Sẽ lại gặp nhau... khóc để làm gì
Ấy nguýt dài... cái đồ tủ lạnh
Ra đó rồi cùng lớp nữa đâu
Đừng hòng mà than nhớ ai ngồi bên cạnh
Cứ nhăn nhở cười muốn cốc một cái vào đầu
Thế rồi tớ thi vào xây dựng
Thế rồi ấy lại chọn ngân hàng
Rủ nhau đi chơi,vẫn mạnh mồm nói cứng
Chả phải chia ai mỗi một cái bàn
Năm thứ hai,thứ ba,thứ bốn
Ngày dần trôi ấy cứ dần xa
Thi thoảng gặp vẫn chọc cười để bị lườm:cái đồ ba trợn
Sao tiếng cười tớ thấy phôi pha
Mấy thằng cu rủ nhau họp lớp
Nháy mắt cười:Nhớ đem đến người ngoài
Nghĩ vẫn vơ...tim tông xương bôm bốp
Nếu phải đem...người đó là ai?
Hôm họp lớp ấy đi cùng người lạ
Cao hơn tớ nhiều, chín chắn cũng hơn
Tớ bám riết mấy thằng cu hợp cạ
Cố che đi cảm giác hờn hờn
Chợt nghĩ về ngày liên hoan thuở đó
Thât ra thì...tớ khóc tơi bời
Thôi hết rồi, cái thằng khờ khốn khổ
Dấu diếm hoài... trót thương ấy, ấy ơi...!


Hoài niệm không đề


Con đường cũ vẫn trải đầy nắng ấm
Tà áo dài cùng chiếc nón em nghiêng
Mắt ai ướt cho lòng ai chan chứa
Đã một thời giờ thành chuyện khó quên
Giờ ra chơi nhóm bạn cùng hàn thuyên
Đùa tinh nghịnh chuyện tình yêu vụng dại
Hoa chưa thắm tội tình chi vội hái
Hồn theo mây trong trẻo chẳng âu lo
Hè đã về sao ai nấy buồn xo
Giờ đã lớn sao tiếc chi môi thắm
Có giọt lệ chưa rơi trông thật nặng
Rồi ngày mai sẽ gặp lại nơi này.


Cảm xúc tháng năm


Tôi nhớ lại những ngày hè xưa ấy
Sắp tan trường rồi đấy bạn tôi ơi
Ở sân trường phượng đỏ cánh hoa rơi
Thời gian ngắn mình sẽ rời nhau nhé

Mối tình đầu còn vơi trong nét vẽ
Cánh phượng hồng lối rẽ lúc chia tay
Ánh mắt nhìn nhau sao thắm vị cay
Còn đọng lại nơi này lưu bút nhỏ

Bước chân đi sao mà nghe rất rõ
Tiếng đập thình nơi đó trái tim yêu
Nắm tay nhau mình muốn nói bao điều
Hãy giữ lại tình yêu trao nhau nhé

Cảm xúc tháng năm thời gian tuổi trẻ
Nơi đầu đời mạnh mẽ tuổi thanh xuân
Thời gian qua đi kỷ niệm về dần
Vẫn đọng lại bao lần theo năm tháng.


Một câu chuyện giàu lòng trắc ẩn và thấm đẩm tình người khi mà cuộc sống dần trở nên mờ nhạt về tình thương



Đó là câu chuyện thẫm đấm tình người giữa cô gái trẻ – chủ nhân chiếc xe ô tô bị làm xước bởi cụ ông đạp xích lô nghèo khó.

“Một cụ già 70 tuổi ngày ngày còng lưng đạp xích lô chở sắt thép thuê để kiếm sống qua ngày. Cụ có con cái đấy nhưng đứa nào cũng bận rộn và khó khăn, nên từng này tuổi rồi vẫn phải cố gắng để kiếm miếng ăn cho bản thân và nuôi cụ bà ốm yếu ở nhà.

Một sáng nọ như bao ngày cực nhọc, cụ lại còng lưng đạp xích lô chở khối sắt thép nặng đến oằn cả người lẫn xe trên con đường quen thuộc. Hôm ấy đường đông, người và xe chen lấn nhau nhích từng bước. Đi ngay trước cụ là một chiếc xe hơi bóng loáng màu đỏ thời trang.


Cụ đã cố gồng mình để phanh cho đống sắt thép trên xích lô của mình khỏi chạm phải thứ đồ đắt tiền ở ngay phía trước, khó khăn làm sao trước sức nặng ấy và khoảng cách quá chật hẹp bởi dòng người san sát nhau do tắc đường.

Bỗng có tiếng xoẹt khá lớn, thật không may là cụ đã không thể kiểm soát chiếc xích lô bất kham mình đang lái và hậu quả là chiếc xe hơi màu đỏ sang trọng ấy đã lĩnh trọn vết rạch bên hông!




Mọi người xung quanh đều nghe thấy tiếng xoẹt này, và cả người lái xe hơi màu đỏ. Đám đông giãn ra đôi chút để đôi bên “giải quyết sự cố”. Cụ già biết lỗi hối hận vô cùng, cố lái chiếc xích lô nặng trịch vào lề phải để chờ gặp tài xế xe hơi. Chiếc xe hơi cũng táp vào lề phải, cửa kính mở xuống nhưng người vẫn ngồi trên xe.
Người lái xe là một phụ nữ, bên cạnh là một thanh niên.

Thanh niên xuống xe nhìn vết rạch và nói luôn rằng: “Ông cụ đi đứng thế nào làm hỏng xe tôi rồi. Ông tính sao đây?”. Cụ già lẩy bẩy tay lau mồ hôi nhỏ giọt từ trán xuống dù trời lạnh giá và đáp: “Tôi xin lỗi cô cậu, đường đông quá tôi không làm chủ được chiếc xe quá nặng. Tôi xin đền, cô cậu tính hết bao nhiêu tôi sẽ đền cho cô cậu”.

Người thanh niên lấy điện thoại ra bấm số, gọi cho ai đó hỏi han chớp nhoáng rồi nói: “Do ông cụ đi không cẩn thận thôi nhé, đã gây thiệt hại rồi phải chịu đền bù. Tôi lấy 1.000.000 đồng bằng đúng phí làm lại xe. Ông cụ trả tiền luôn đí!”.

Cụ già nghe xong số tiền mà chân như muốn khuỵa xuống. Lần hết trong túi còn vỏn vẹn 300.000 đồng là tiền công mấy tuần vừa rồi nhọc nhằn chở đồ. Cụ nói như van lơn: “Xin cô cậu thông cảm, cầm trước 300.000 đồng, nhà tôi không xa ở đây, tôi xin chạy về lấy nốt 700.000 còn lại. Cô cậu thông cảm cho tôi”.

Thanh niên nghĩ một lát rồi bảo cụ ông để lại xe thồ đi về nhà lấy nốt số tiền, dường như muốn cầm bằng cho chắc ăn.

Cụ ông cám ơn họ rồi vội vàng xuống xe lẩy bẩy đi bộ về làng. Có người qua đường thương tình thấy cụ tuổi cao lại đang quá bối rối nên đã cho đi nhờ xe về làng. Về làng cụ không vào nhà bởi nhà còn đồng nào đâu, mà chạy sang hàng xóm: “Tôi không may làm hỏng xe người ta, cho tôi vay 700.000 đồng bồi thường họ được không?”. Hàng xóm đáp: “Tôi sửa nhà còn lại có 300.000 đồng cụ cầm tạm đi”.


Cụ cám ơn hàng xóm rồi chạy vạy thêm vài nhà nữa. May mắn thay cuối cùng đã vay đủ 400.000 đồng. Cụ vội nhờ người chở tới hiện trường “vụ việc” để trả nốt số tiền cần bồi thường cho chủ xe.

Hai người trên chiếc xe hơi màu đỏ khá bất ngờ, những tưởng cụ già có khả năng chạy trốn và bỏ lại đống sắt rồi, ai ngờ cụ mang đủ 700.000 đồng tới bồi thường. Người phụ nữ trên xe bước xuống, nhìn ông lão 70 tuổi cầm nắm tiền lẻ tay run run đưa trả mình mà bỗng dưng động lòng trắc ẩn. Cô đoán rằng số tiền này có lẽ là không nhỏ đối với ông.

Trong giây lát, cô quay sang nói gì với cậu thanh niên rồi lại quay sang ông lão và nói: “Thôi cụ cầm lại 700.000 đồng đi, 300.000 đồng đủ sửa xe rồi, cám ơn cụ. Lần sau cụ đi cẩn thận nhé”.

Cụ già nghe xong cảm ơn người phụ nữ nhưng vẫn nhất quyết ấn tiền vào tay cô, cụ nói mình đã gây thiệt hại thì cần phải bồi thường. Rồi cụ lại trèo lên chiếc xe xích lô, còng lưng đạp chầm chậm để nó uể oải tiến từng bước. Người phụ nữ lái chiếc xe đỏ cầm nắm tiền lẻ trong tay nhìn theo không chớp, mắt cô bỗng rơi lệ.

Cụ già không biết rằng có người đã đi theo mình về tận làng. Đó chính là người phụ nữ lái chiếc xe đỏ. Qua hỏi thăm cô biết được cụ đang nuôi cụ bà cùng tuổi, ốm yếu quanh năm. Ngày ngày cụ ông đạp xích lô chở sắt thép kiếm tiền vừa nuôi vợ, lại vừa phải mua thuốc thang điều trị.

Họ sống trong một mái nhà tranh chưa tới 10 m2, tồi tàn, đơn sơ. Cụ bà vừa bị huyết áp, đau cột sống, tim mạch nên thuốc thang liên miên, mọi chi phí đổ dồn lên vai cụ ông. Họ phải tằn tiện chi tiêu cho sinh hoạt để sống qua ngày, còn có tiền khám chữa bệnh cho bà.

Sắp tới cụ bà có thể phải làm phẫu thuật tim vì bệnh tình đang diễn biến xấu đi, chi phí cho ca mổ tim đó lên tới 20 triệu đồng! Cụ ông sức già nhưng vẫn không thể yếu, phải cố gắng chở đồ để gom đủ tiền cứu vợ….

Mỗi chuyến xe như hôm nay, cụ ông bán được 50.000 đồng và vội trở về nhà với cụ bà. Hàng xóm thương cảm nhưng không ai dư giả, họ chỉ có thể động viên hai cụ.

Người phụ nữ nghe xong vô cùng thương cảm, âu cũng là nhân duyên gặp được hai cụ. Cô tới nhà và trả lại 1 triệu đồng cho họ cùng 1 phong bì trong đó có 2 triệu đồng.

Hai cụ ngơ ngác không hiểu và nhất mực không nhận: “Tôi xin lỗi cô không hết, xin cô đừng làm vậy chúng tôi khó nghĩ lắm cô ơi”, cụ ông nói. Người phụ nữ mỉm cười đôn hậu: “Ông ơi số tiền này đối với cháu không mấy quan trọng, nhưng với ông và bà lại là cả tính mạng con người. Chiếc xe bị rạch một hay vài vết đi sơn sửa là xong, cháu lo được, sức khỏe của bà và cả ông mới là điều cấp thiết hơn cả. Ông hãy cứ nhận lấy để lo chữa trị cho bà, sau này có rồi gửi lại cháu sau. Ông hãy nhận lấy số tiền này, vì bà đi ông”.

Hai cụ mắt đẫm lệ tay cầm chiếc phong bì nhỏ ấm áp tình người, còn người phụ nữ cũng nhòa nước mắt, nhưng tất cả đều cảm thấy thanh thản và hạnh phúc.

Một cử chỉ đẹp đẽ và cao thượng với những trái tim vị tha và tấm lòng nhân ái đã giúp con người ta xích lại gần nhau hơn, làm cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Khi mà tình thương giữa con người với nhau đang dần mờ nhạt đi thì những trái tim tràn ngập tình yêu thương và tấm lòng nhân ái này đã biến cuộc sống quanh ta trở nên đẹp đẽ.