Đừng sợ tương lai, Đừng câu nệ quá khứ, Hãy sống với hiện tại...!

"Sau khi tốt nghiệp, các bạn đã tìm được việc làm và rất có thể đã nghĩ mình sẽ có cuộc đời bình thường khi làm ở cùng một công ty cho đến lúc về hưu, trong khoảng thời gian đó thì lập gia đình, xây nhà. Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ chỉ có một bộ phận các bạn thật sự có tương lai như thế..."

Mới đây, một bài phát biểu mang tên "Hãy sống với hiện tại" đang được cư dân mạng truyền tay nhau chia sẻ.
Được biết, đây là bài phát biểu của ông Horie Takafumi (sinh năm 1972), giám đốc doanh nghiệp, nhà văn, người dùng Youtube có tiếng ở Nhật Bản. Đây cũng là những lời gửi gắm của ông Horie Takafumi với các sinh viên trường Đại học Kinki (Nhật Bản) trong lễ tốt nghiệp năm 2015.
Bài phát biểu này hiện đang gây bão trên các trang mạng xã hội của Nhật. Chúng tôi xin phép được trích lại bản đầy đủ của bài phát biểu do ông Nguyễn Quốc Vương, nghiên cứu sinh tiến sĩ Sử tại Nhật dịch.
"Xin chào các bạn!
Giờ đây các bạn đã kết thúc cuộc đời hơn 20 năm vốn được chạy trên thanh ray đặt sẵn kể từ lúc sinh ra. Tôi nghĩ rằng từ giờ trở đi các bạn sẽ bước vào thế giới không có đường ray giống như đường ray đã có.
Cho đến lúc này sau khi tốt nghiệp, các bạn đã tìm được việc làm và rất có thể đã nghĩ mình sẽ có cuộc đời bình thường khi làm ở cùng một công ty cho đến lúc về hưu, trong khoảng thời gian đó thì lập gia đình, xây nhà. Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ chỉ có một bộ phận các bạn thật sự có tương lai như thế, à mà không, chính xác ra phải là có thể có được tương lai như thế.
Hiện nay, cũng giống như công ty Livedoor do tôi sáng lập, Internet, điện thoại thông minh (smartphone) đang thay đổi lớn lao cơ cấu xã hội.
Cũng có thể là các bạn chưa nhận ra điều ấy. Có thể các bạn chỉ dùng smart phone để chơi game thôi nhưng trong lúc các bạn không biết thì những người vĩ đại, những người có trí tuệ tốt trên thế giới đã phát minh ra kĩ thuật mới và tự ý thay đổi thế giới trong khi các bạn không hề hay.
Trước hết, các bạn hãy nhận ra sự thực đó. Có thể cho đến lúc này các bạn chỉ cần chạy theo đường ray và tốt nghiệp đại học là đủ nhưng từ giờ trở đi mọi thứ sẽ không thể dễ dàng như thế.
Trước tiên điều quan trọng là việc các bạn tự mình tiếp cận càng nhiều thông tin càng tốt. Đã có sẵn những công cụ để làm điều đó.
Không cần phải chờ đến khi giáo viên dạy, tự các bạn cũng có thể tiếp cận thông tin thông qua sử dụng các ứng dụng tin tức của smart phone hay sử dụng mạng xã hội để có thể ngay lập tức theo đuổi những thông tin về những người mà bản thân thấy "thật thú vị" hay những người mà các bạn muốn "nghe câu chuyện của họ" trên thế giới.
Đừng sợ tương lai, đừng câu nệ quá khứ, hãy sống với hiện tại - Bài phát biểu gây bão của giám đốc người Nhật - Ảnh 2.
Thật đơn giản. Trước hết, bạn có thể tự mình tiếp cận với các thông tin của những người thông minh tuyệt vời, những người đi trước trên khắp thế giới. Bạn hãy ghi nhớ lấy điều đó trong đầu.
Nhưng nếu chỉ có thế thì hỏng. Tiếp theo bạn phải suy nghĩ các thông tin đã đưa vào đó bằng cái đầu của mình sau đó phát đi đồng thời phải tạo ra thói quen chỉnh lý thông tin và tự mình suy nghĩ.
Vậy thì làm điều đó như thế nào? Các bạn phải duy trì việc phát đi thông tin bằng các blog, mạng xã hội trên mạng Internet hàng ngày. Điều này thật đơn giản. Nếu như có thể tôi mong các bạn làm hàng ngày. Bằng việc làm như thế, tôi nghĩ các bạn có thể đưa thông tin phong phú trên khắp thế giới vào đầu, tự mình suy nghĩ và tự mình phê phán.
Đừng sợ tương lai, đừng câu nệ quá khứ, hãy sống với hiện tại - Bài phát biểu gây bão của giám đốc người Nhật - Ảnh 3.
Tại sao phải làm như thế? Đó là vì tôi nghĩ rằng từ giờ trở đi quyền uy sẽ không phải là thứ đương nhiên nữa mà nó sẽ là thời đại đầy bất trắc.
Cũng có thể từ trước đến nay người ta chỉ cần chạy trên đường ray có sẵn rồi tìm kiếm một vị trí quyền uy ví dụ như là vào làm cho các phương tiện truyền thông, vào làm trong các công ty lớn và trở thành lãnh đạo và chỉ cần làm theo như thế là ổn.
Tuy nhiên, thời đại như thế đã sắp đến ngày kết thúc cho dù các bạn có thể không nhận ra.
Có thể hầu hết các bạn là người Nhật Bản. Mà không cũng có thể là có lẫn vài người nước ngoài nhưng đại đa số là người Nhật Bản phải không nào?
Người ta nói rằng Nhật Bản trong vài thập kỉ sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhờ kinh tế phát triển tốc độ cao mà đã trở thành cường quốc kinh tế số 1, số 2 thế giới. Nhật Bản đã trở nên rất giàu có. Có lẽ nếu như không phải là thế hệ trước thế hệ của tôi thì rất khó biết tới thời kì nghèo khó của Nhật Bản.
Đương nhiên, có lẽ phần lớn các bạn ở đây đều không biết đến giai đoạn nước Nhật nghèo khó.
Đừng sợ tương lai, đừng câu nệ quá khứ, hãy sống với hiện tại - Bài phát biểu gây bão của giám đốc người Nhật - Ảnh 4.
Các bạn có thể đã không nhận ra điều đó. Ngày hôm trước tôi đã đi mát-xa kiểu Thái ở Sapporo. Xin lỗi vì đó là câu chuyện rất đời thường. 90 phút với giá 6.500 yên. Tuy nhiên do tôi được "khuyến mại nhờ vào việc tích điểm" cho nên được giảm 1.500 yên và chỉ mất có 5.000 yên cho 90 phút.
Tháng 1 năm nay, tôi đến Thái Lan, một nước ở Đông Nam Á và ở đó cũng có giá 500 bath cho 90 phút mát-xa. Cộng thêm với 200 bath tiền "tip" đưa cho người mát-xa. Tổng cộng là 700 bath. Như vậy giá của nó là bao nhiêu? Đại thể hiện nay Yên đang rẻ cho nên nó khoảng 2.500 Yên.
Tiền công mát-xa ở Sapporo của Hokkaido đã chỉ còn gấp đôi tiền công mát-xa ở Thái Lan.
Tình hình hiện nay là như thế đấy. Kinh tế Đông Nam Á đang phát triển rất mạnh mẽ.
Những người có thu nhập cao trong số họ đã có thu nhập hàng năm vượt qua cả tầng lớp "cổ cồn trắng" ở Nhật Bản. Khi đến Bangkok của Thái Lan sẽ thấy những cửa hàng Sushi có giá 5 vạn yên hàng ngày đều đông nghẹt khách. Thời đại như thế đang đến.
Nhưng hầu như không có mấy ai cảm thấy lo lắng về thời đại như thế. Đây không phải là chuyện trong giới sinh viên các bạn mà ngay cả trong giới tài chính cũng có rất ít những người cảm nhận được nguy cơ đó.
Toàn cầu hóa là như thế.
Rất nhiều nước, đặc biệt là những nước chưa có sơ sở hạ tầng như Nhật Bản, đã đột nhiên trở thành cứ điểm của điện thoại di động. Và rồi đến smart phone. Smartphone do các công ty Trung Quốc sản xuất có giá dưới 100 đô la đang tung hoành khắp nơi.
Nhờ thế mà ở những nơi cho đến nay chưa hề có cơ sở hạ tầng, ví dụ như những người ở các nước nằm sâu trong núi ở châu Phi đã có cơ hội tiếp cận với trí tuệ đỉnh cao của thế giới một cách đơn giản.
Đương nhiên, những người ưu tú sẽ truy cập Internet, vào Internet thông qua smart phone, tìm kiếm bằng tiếng Anh để có được tri thức đỉnh cao của thế giới.
Đừng sợ tương lai, đừng câu nệ quá khứ, hãy sống với hiện tại - Bài phát biểu gây bão của giám đốc người Nhật - Ảnh 5.
Và rồi các bạn sẽ phải sống và cạnh tranh với những người như thế trên cùng một vũ đài.
Tôi cho rằng có lẽ những người không nỗ lực mà ban đầu đã nói tới sẽ không thể tồn tại được.
Từ giờ về sau, xã hội đầy khó khăn đang chờ các bạn.
Đừng sợ tương lai, đừng câu nệ quá khứ, hãy sống với hiện tại - Bài phát biểu gây bão của giám đốc người Nhật - Ảnh 6.
Trong khi ấy thì các bạn đã vừa dò ý tứ của người xung quanh, vừa đeo ca vát, mặc vest đến dự lễ tốt nghiệp với ý nghĩa chỉ cần chạy trên đường ray giống như đã sống từ trước đến nay là ổn.
Có bạn thì mặc Kimono. Nhưng khi đi tìm việc các bạn mặc áo vest tối màu trong cái nóng đến toát mồ hôi và vừa để mắt đến người xung quanh vừa tiến hành hoạt động tìm việc và nghĩ rằng đó là điều tốt. Nhưng từ giờ trở đi sẽ khác.
Nếu như các bạn nghĩ khi tìm được việc rồi là yên tâm thì các bạn đã sai lầm lớn. Những công ty mà các bạn nghĩ rằng mình có thể làm ở đó trọn đời rất có thể một lúc nào đó sẽ bị phá sản hoặc sáp nhập vào công ty nào đó. Các bạn hãy coi đó là tiền đề để mà sống.
Và đó không phải chỉ có công việc. Từ giờ về sau có lẽ quan hệ giữa con người với con người cũng sẽ thay đổi lớn. Cả chế độ gia đình cũng sẽ thay đổi lớn. Những gì là thường thức bây giờ có khả năng lớn sẽ trở thành thứ không thông dụng sau 10, 20 năm nữa.
Khi đó, các bạn phải làm gì đây? Trước tiên, giống như tôi nói, các bạn phải trang bị cho mình năng lực tự mình thu thập thông tin, tự suy nghĩ và hành động bằng cái đầu của mình.
Và không được để các điều thường thức đó trói buộc.
Những thứ mà các bạn nghĩ là thường thức hiện nay có nhiều thứ không hề là thường thức trong khoảng 20 năm về trước.
Những thứ gọi là thường thức, đạo đức, luân lý sẽ được viết lại một cách đơn giản trong khoảng 5 hoặc 10 năm. Và tôi nghĩ tốc độ của nó sẽ được thúc đẩy thêm bởi toàn cầu hóa. Cho dẫu vậy không được phép bi quan về tương lai. Tôi nghĩ tương lai phụ thuộc vào trái tim của các bạn.
Và rồi có người sẽ nghĩ rằng tôi đã từng trải qua rất nhiều thất bại. Khi muốn chinh phục thì xác suất thất bại sẽ tăng lên. Trái lại cũng có thể khi không chinh phục điều gì thì sẽ không thất bại. Nhưng nếu làm thế sẽ không thể có được thành công. Vì vậy phương pháp xử trí tốt khi thất bại là thực hiện việc phòng chống tái thất bại ở giai đoạn vừa thất bại.
Đó là việc suy nghĩ ngay xem phải làm gì để không thất bại tương tự lần thứ hai. Và sau khi nghĩ xong thì uống rượu làm ầm ĩ lên và rồi quên mất. Ngày tiếp theo thì quên sạch. Tôi cũng thế. Và rồi từ giờ trở đi khi tiến hành chinh phục thử thách thì nghĩ rằng mình chắc chắn sẽ gặp thuận lợi.
Tôi thường có rất nhiều cơ hội để nói chuyện với những người thuộc thế hệ như các bạn. Trong số các bạn có rất nhiều người nói rằng "do toàn cầu hóa mà từ giờ trở đi tôi sẽ phải đi trên con đường không có lối đi sẵn. Thật là nhọc. Thật là nhọc", "có lẽ tôi sẽ không thể nhận được lương hưu", "Nhật Bản từ giờ trở đi sẽ ra sao?", "Tôi cảm thấy rất lo lắng". Cho dẫu vậy, tôi không hề nghĩ về chuyện khi về già. Hãy nghĩ về chuyện về già sau khi đã già.
Cho dù chuẩn bị như thế nào đi nữa thì chuyện của 50 năm sau cũng không thể nào rõ được đâu.
Nếu là con người, tôi chỉ có thể dự đoán được tương lai 5 năm. Mười năm về trước liệu các bạn có thể tưởng tượng được rằng giờ này mình cầm smartphone và vừa đi vừa dùng smart phone để vào twitter hay line không? Nghĩ đi các bạn. 10 năm về trước.
Chắc chắn là không thể phải không nào? Tôi cũng không thể tưởng tượng được. Vì thế việc suy nghĩ về tương lai như thế là không có ý nghĩa gì.
Và chắc chắn các bạn cũng không có thời gian rỗi để luyến tiếc quá khứ. Bởi vì tôi nghĩ rằng do toàn cầu hóa cạnh tranh gay gắt cho nên chỉ có cách là vui đón tương lai.
Vậy thì làm thế nào để có thể vui đón nó? Đó là hãy sống hết mình với hiện tại.
Tôi có thể chinh phục nhiều thử thách để rồi vừa trải qua nhiều thất bại, vừa bị nhiều người phản bội mà vẫn có thể vui vẻ sống như thế là vì tôi đã sống với hiện tại. Đó là vì tôi đã sống tập trung vào hiện tại. Khi tôi tập trung , tôi sẽ tập trung đến mức không nhìn thấy xung quanh.
Đừng sợ tương lai, đừng câu nệ quá khứ, hãy sống với hiện tại - Bài phát biểu gây bão của giám đốc người Nhật - Ảnh 7.
Tôi có thói quen say mê một thứ gì đó đến độ quên cả ăn cả ngủ. Tôi mong các bạn cũng sẽ như thế. Tôi nghĩ điều quan trọng khi sống từ giờ trở đi là tập trung vào việc trước mắt. Những thứ như kế hoạch dài hạn là thứ chẳng có quan hệ gì.
Cuối cùng tôi muốn gói gọn lại những lời đã nói hôm này thành món quà tạm biệt. Món quà ấy sẽ là gì nhỉ? Đó là lời tôi muốn gửi tặng các bạn.
Đừng sợ tương lai, đừng câu nệ quá khứ, hãy sống với hiện tại.
Cho dù từ giờ về sau các bạn sẽ gặp nhiều vất vả, các bạn hãy cố gắng và nỗ lực hết mình.
Xin cảm ơn các bạn!".


EmoticonEmoticon